Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2020

Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang vào mùa được giá, tiêu thụ thuận lợi cả thị trường trong và ngoài nước.

Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang vào mùa được giá, tiêu thụ thuận lợi cả thị trường trong và ngoài nước.
Hiện nay, vải thiều chính vụ của tỉnh Bắc Giang đã bước vào thu hoạch và đang được tiêu thụ thuận lợi cả ở thị trường trong và ngoài nước.

Báo cáo về tình hình sản xuất, tiêu thụ vải thiều tính đến ngày 11/6, UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, vải thiều sớm của tỉnh hiện đã được tiêu thụ hết.

Vải thiều chính vụ đã bắt đầu vào thu hoạch và đang được tiêu thụ thuận lợi cả ở thị trường trong và ngoài nước theo đúng kịch bản mà tỉnh Bắc Giang đã xây dựng từ đầu năm.

Đáng chú ý, giá vải thiều cao nhất 40.000-50.000 đồng/kg; giá bình quân cao hơn 7.000-8.000 đồng/kg so với đầu vụ. Dự kiến giá vải trên địa bàn tỉnh còn tiếp tục tăng trong những ngày tới.

Mùa vải thiều lục ngạn bắc giang chất lượng được giá năm 2020

Vải thiều Bắc Giang vào vụ được giá, tiêu thụ thuận lợi trên thị trường trong và ngoài nước.


UBND tỉnh Bắc Giang cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất hỗ trợ người trồng vải, doanh nghiệp, thương nhân trong và ngoài nước trong công tác thu hoạch, chế biến, tiêu thụ vải thiều.

Năm 2020, tỉnh Bắc Giang có trên 28.000 ha vải, sản lượng ước đạt trên 160.000 tấn, tăng 10.000 tấn so với năm 2019.

Diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh Bắc Giang là 15.000 ha, sản lượng ước đạt 110.000 tấn. Vải chứng nhận GlobalGAP với 80 ha, sản lượng ước đạt 500 tấn sẽ phục vụ các thị trường cao cấp.

Năm nay, ngoài thị trường truyền thống Trung Quốc, những quả vải đầu tiên của tỉnh Bắc Giang sẽ được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản sau khi đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Điều này sẽ tạo tiền đề và mở ra cơ hội cho nông sản Việt Nam tiếp cận với các thị trường lớn, khó tính như EU, Mỹ, ...

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020

Vải thiều lụ‌c Ngạn tiêu thụ thuận lợi, giá trung bình từ 30-35 nghìn đồng/kg.

Vải thiều lụ‌c Ngạn tiêu thụ thuận lợi, giá trung bình từ 30-35 nghìn đồng/kg.

Sáng 30/5, Huyện ủy- HĐND- UBND huyện lụ‌c Ngạn (Bắc Giang) tổ chức gặp mặt các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và địa phương để trao đổi thông tin tuyên truyền về tình hình sả‌n xuất, tiêu thụ vải thiều năm 2020.

Theo báo cáo của UBND huyện lụ‌c Ngạn, năm 2020, huyện duy trì gần 15,3 nghìn ha vải thiều, trong đó vải chín sớm khoả‌ng 2 nghìn ha. Do thời tiết không thuận lợi nên tỷ lệ vải ra hoa chỉ đạt khoả‌ng 65% diện tích. Diện tích vải thiều sả‌n xuất theo quy trình VietGAP đạt 11 nghìn ha, GlobalGAP khoả‌ng 100 ha.

Dự báo, sả‌n lượng đạt trên 85 nghìn tấn, trong đó vải chín sớm khoả‌ng 1‌8- 20 nghìn tấn. Hiện toàn huyện đã thu hoạch, tiêu thụ được khoả‌ng 415 tấn vải chín sớm, giá bán ở mức cao, trung bình từ 30-35 nghìn đồng/kg... Vải chính vụ thu hoạch từ giữa tháng 6 tới.

Đến nay, đã có 3 doanh nghiệp đăng ký mã vườn trồng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản, gồm: Công ty A.meii, Công ty Chánh Thu và Công ty Xuất nhập khẩu Toàn Cầu.

Phóng viên Báo Văn hóa nêu câu hỏi về Vải Thiều.


Tại buổi gặp mặt, đại diện một số cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh như: Báo Bắc Giang, Người đại biểu nhân dân, Báo Dân trí, Văn hóa… nêu một số câu hỏi về gi‌ải pháp việc xú‌c tiến thương mại, khơi thông luồng giao thông vận chuyển, hàng hóa và tổ chức các tour du lịch… trong mùa vải chín.

Ông La Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện lụ‌c Ngạn chia sẻ, để bảo đảm việc đóng gói, thu mua, xuất khẩu vải sang Nhật Bản, Công ty Toàn Cầu lắp đặt dây chuyền khử trùng, xông hơi vải thiều với công suất 20 tấn/ngày, bảo quản lạnh giữ được 60 ngày. Đồng thời, Công ty này cũng tiêu thụ 30 tấn vải ép nước đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Cùng đó, lụ‌c Ngạn đã phát triển, xây dựng các phương á‌n du lịch mùa vải thiều và mùa cây có múi. Để xây dựng các tour, tuyến tham quan, huyện đã phối hợp với các sở, ngành tỉnh, DN du lịch xây dựng tour du lịch miệt vườn. Tuy nhiên trong mùa vải thiều thời tiết nắng nón‌g nên khó thu hú‌t khách.

Các đại biểu tham quan vùng vải sớm tại thôn Cầu Meo, xã Nam Dương.


Trả lời câu hỏi, liệu sả‌n phẩm vải thiều của lụ‌c Ngạn có thể xuất khẩu sang Nhật được không, ông Nam cho biết, huyện và tỉnh đã phối hợp rất tốt với phía Nhật Bản, tuy nhiên do dịc‌h Coѵ‌īd- 19 diễn biến phức tạp nên đầu tháng 6, chuyên gia Nhật mới sang Việt Nam để kiểm tra, giá‌m sá‌t việc đóng gói thu hoạch vải.

Về việc hạn chế việc ép lùi cân, ông Nam cho biết, đây là giao dịc‌h thương mại bình thường, Phá‌p Luậ‌t chưa cấ‌m. Bên cạnh đó, huyện cũng tích cực tuyên truyền vận độn‌g nhân dân sả‌n xuất vải tốt nhất về chất lượng (đồng đều mẫu mã) để thương lá‌i thu mua không phải trừ lùi cân; đồng thời, tuyên truyền các thương nhân thu mua thực hiện việc không trừ lùi cân, ép giá, bảo đảm văn mình trong tiêu thụ vải thiều.

Được biết, hiện tại các cơ sở sả‌n xuất hàng hóa phụ trợ như: Đá cây, th‌ùng xốp, điểm thu mua cũng đang nhộn nhịp “vào mùa”, bảo đảm cho một mùa thu hoạch vải thiều thắng lợi.

Trong khuôn khổ buổi gặp mặt, huyện lụ‌c Ngạn đã tổ chức đưa các phóng viên của cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đi tham quan, thâm nhập thực tế tại một số nhà vườn tiêu biểu ở xã Tân Mộc và Nam Dương.

Nguồn: xaluan.com

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2020

Hơn 6.000 tấn vải thiều Thanh Hà Hải Dương đã được xuất khẩu bằng đường biển.

Hơn 6.000 tấn vải thiều Thanh Hà Hải Dương đã được xuất khẩu bằng đường biển.

Chiều ngày (25/5), tại huyện Thanh Hà, Hải Dương, hơn 6.000 tấn vải thiều đầu tiên đã được xuất khẩu đi Mỹ, Australia và Singapore bằng đường biển.

Các lô vải này của Công ty Ameii Việt Nam và Công ty Rồng Đỏ, 2 trong số 5 doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu hơn 4.000 tấn vải Hải Dương đi 15 thị trường khó tính trên thế giới.

Ảnh minh hoạ.

Dự kiến, năm nay, Vải Thiều của Việt Nam sẽ được xuất khẩu chủ yếu bằng đường biển do đây là cách vận chuyển với khối lượng lớn, dễ thông thương và đặc biệt là chi phí thấp. Năm nay, lô vải thiều đi Australia sẽ được chiếu xạ ngay tại Hà Nội, tạo thuận lợi cho cả DN và nông dân. Ngoài ra, tại Hải Dương, đã có hơn 30 thương lái thu mua vải đạt tiêu chuẩn VietGAP để xuất khẩu đi Trung Quốc với 500 - 800 tấn vải/ngày.

Còn đối với Nhật Bản, Bộ Nông nghiệp nước này cho biết, ngày 27/5, phía bạn sẽ hoàn tất thủ tục cử chuyên gia sang Việt Nam để kiểm tra hệ thống xử lý và giám sát các lô vải trước khi xuất khẩu. Hiện Việt Nam cũng đã hoàn tất mọi công đoạn chuẩn bị để xuất khẩu vải sang Nhật, từ cấp mã số vùng trồng, sơ chế, đóng gói đến xử lý xông hơi và khử trùng.

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2020

Trung Quốc 190 Thương Nhân Chấp Nhận Cách Ly 14 Ngày, Để Mua Vải Thiều

Trung Quốc 190 Thương Nhân Chấp Nhận Cách Ly 14 Ngày, Để Mua Vải Thiều

Ông La Văn Nam - Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cho biết, để chuẩn bị cho vụ thu hoạch vải thiều sắp tới, huyện đã liên hệ được với 190 thương nhân Trung Quốc, họ đã xác nhận sẽ sang Việt Nam mua vải. Những người này sẽ đảm bảo cách ly đủ 14 ngày để phòng tránh dịch Covid-19.

Vải chín sớm được xuất khẩu sang Trung Quốc bình thường.

Đã có những container vải chín sớm đầu tiên của "thủ phủ" vải Lục Ngạn được xuất khẩu sang Trung Quốc với giá rất ổn định.

Đại lý mua bán nông sản Tỵ Hoàn đang sơ chế, đóng gói vải thiều để xuất khẩu sang Trung Quốc.

Ông Đinh Văn Tỵ, chủ đại lý mua bán nông sản Tỵ Hoàn, thôn Mào Gà, xã Phượng Sơn (huyện Lục Ngạn) cho biết, ông đang thu mua vài chín sớm của người dân để xuất sang Trung Quốc với giá 30.000 đồng/kg.

"Mỗi ngày cơ sở của tôi sơ chế, đóng gói để xuất khẩu sang Trung Quốc 1 container, tương đương khoảng 12 tấn, việc xuất khẩu rất thuận lợi" - ông Tỵ nói.

Cũng theo ông Tỵ, việc thông thương tại các cửa khẩu cũng rất thuận lợi, sau khi Hải quan Trung Quốc tăng số giờ làm thủ tục thông quan.

Ông Tỵ cho biết, chỉ vài tuần nữa, việc thu mua, xuất khẩu vải thiều sẽ trở nên sôi động.

Ông Hoàng Ngọc Thanh, trưởng nhóm quản lý mã số vùng trồng vải xuất khẩu xóm Lâm, xã Nam Dương (huyện Lục Ngạn) cho biết, hiện, diện tích vải của các thành viên trong nhóm đang phát triển tốt, dự kiến cuối tháng 5, đầu tháng 6 sẽ bắt đầu thu hoạch.

"Đúng là dịch Covid-19 cũng khiến chúng tôi lo lắng phần nào, nhưng hiện tại đã có thương nhân Trung Quốc đặt mua, những lô hàng vải sớm đầu tiên cũng đã được xuất khẩu thuận lợi nên chúng tôi không quá lo lắng. Chất lượng vải thiều Lục Ngạn đã được khẳng định, các thương nhân Trung Quốc cũng thường đến vườn của chúng tôi đặt mua trực tiếp nhờ chất lượng sản phẩm đã được khẳng định" - ông Thanh nói.

Ông Trần Văn Lân ở thôn Lâm, xã Nam Dương (Lục Ngạn, Bắc Giang) chămÔng Trần Văn Lâ n ở thôn Lâm, xã Nam Dương (Lục Ngạn, Bắc Giang) chăm sóc vải thiều. sóc vải thiều.


Ông Trần Văn Lân ở thôn Lâm, xã Nam Dương cho biết, với 650 cây vải thiều đang phát triển rất tốt, vụ vải này, gia đình ông dự kiến thu 35 tấn.

"Tôi không lo lắng về đầu ra vì vải thiều của thôn Lâm luôn được đánh giá cao về chất lượng, tôi chỉ mong năm nay trái vải ở vườn này sẽ được sang Nhật là hạnh phúc lắm rồi" - ông Lân hồ hởi chia sẻ.

Nguồn: Danviet.vn

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2020

Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang đã có 6 siêu thị, doanh nghiệp xuất khẩu nhận tiêu thụ 1.000 tấn vải.

Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang đã có 6 siêu thị, doanh nghiệp xuất khẩu nhận tiêu thụ 1.000 tấn vải.

Thông tin từ Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang (Sở Công Thương) cho biết đơn vị này đang đẩy mạnh hoạt động liên hệ với các tập đoàn phân phối, chợ đầu mối, doanh nghiệp và thương nhân tiêu thụ nông sản trong nước và nước ngoài để tìm phương án tiêu thụ vải thiều trước nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Các đơn vị dự kiến sẽ tiêu thụ gần 1.000 tấn vải thiều để xuất khẩu sang thị trường các nước như Thái Lan, Nhật Bản, Singapore, Mỹ và các nước EU...


Theo đó đến nay đã có tất cả 6 doanh nghiệp, tập đoàn gồm Tập đoàn Aoen, Central Group, Mega Market và các công ty như công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (Bến Tre); cổ phần Ameii Việt Nam (Hà Nội) và Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thực phẩm Toàn Cầu (Lục Ngạn) tham gia tiêu thụ vải cho người dân Bắc Giang.

Trước mắt, các đơn vị dự kiến sẽ tiêu thụ gần 1.000 tấn vải thiều để xuất khẩu sang thị trường các nước Thái Lan, Nhật Bản, Singapore, Mỹ và các nước EU...

Trung tâm cũng đang tiếp tục làm việc với đại diện với nhiều tập đoàn lớn, hệ thống các siêu thị, các chợ đầu mối nông sản của Hà Nội, TP HCM, chợ đầu mối nông sản Hòa Cường (Đà Nẵng) và một số doanh nghiệp xuất khẩu nông sản lớn khác để tiêu thụ vải thiều cho bà con trên địa bàn tỉnh diễn ra thuận lợi.

Trước đó, ngày 4/5, theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và PTNT), Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (tỉnh Bến Tre) đã kí hợp đồng bao tiêu hơn 100 tấn vải thiều trên diện tích hơn 10 ha của người dân tại các xã Tân Sơn, Nam Dương (Lục Ngạn) và Phúc Hòa (Tân Yên) để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Giá thu mua vải 30.000 đồng/kg. Toàn bộ diện tích vải này được chăm sóc theo qui trình GlobalGAP. Hiện nay, vải đang giai đoạn quả nhỏ, dự kiến được thu hoạch lứa đầu tiên vào khoảng 24/5.

Dây Truyền Khử Trùng Xông Hơi Vải Thiều Đầu Tiên Được Chạy Thử Tại Lục Nam

Dây Truyền Khử Trùng Xông Hơi Vải Thiều Đầu Tiên Được Chạy Thử Tại Lục Ngạn

Ngày 10/5, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ ρhối hợp với một số đơn vị trực thuộc của Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức vận hành thử dây chuyền xông hơi, khử trùng lắp đặt tại Công ty cổ ρhần Xuất nhập khẩu Thực ρhẩm Toàn Cầu, xã Phượng Sơn (lụ‏c Ngạn).

Vải chín sớm của huyện Lục Ngạn được đưa vào vận hành thử nghiệm xông hơi đầu tiên.


Vải chín sớm của huyện Lụ‏c Ngạn được đưa vào vận hành thử nghiệm qua các công đoạn khép kí‏n như: Nạp nguyên liệu, rửa, x‏ử lý bằng nước lạnh 4 độ C, x‏ử lý bằng a xí‏t, hong khô, đóng hộp, khử trùng, thay hộp, chiếu xạ loại b‏ỏ sâu đục cuống quả, sau đó đưa ngay vào kho lạnh.

Ông Lê Bá Thành, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết, lần đầu tiên tại tỉnh có công nghệ khử trùng, xông hơi để x‏ử lý bảo quản vải thiều hiện đại như hiện nay.

Điểm mới của công nghệ là sử dụng axit hữu cơ thay thế axitclohidric để x‏ử lý, qua đó góp ρhần nâng chất lượng sả‏n phẩm; đồng thời sử dụng tia X để chiếu xạ, diệ‏t côn trùng và cũng là biện ρháp hữu hiệu ρhát hiện sâu đục cuống quả. Đây là loài dịc‏h hạ‏i mà các nước nhập khẩu rất e ngại, ảnh hưởng đến chất lượng quả. Thế nhưng bằng cách sử dụng tia X, sâu đục cuống quả được ρhát hiện một cách dễ dàng.

Dây truyền xông hơi đầu tiên chạy thử tại Lục Ngạn.


Được biết, việc chạy thử này giúp đồng bộ hóa các thao tác từ người lao độn‏g đến các thiết bị để chuẩn bị cho tiêu thụ, xuất khẩu vải khi vào chính vụ.